Cấu tạo Phách

Phách ca trù

Bộ phách ca trù gồm có bàn phách, tay ba và hai lá phách. Bàn phách là miếng tre dài khoảng 30 cm, bản rộng chừng khoảng 4 cm. Nó có 2 đầu mấu tre dùng làm chân cho mặt bàn phách cao lên. Hai lá phách là dùi gõ kép. Người ta cầm 2 lá phách chập vào nhau để gõ vào mặt bàn phách. Tay ba là dùi gõ làm bằng gỗ mít, dài như 2 lá phách, được người sử dụng cầm bằng tay trái.[1]

Phách 2 lá

Khi phách 2 lá gõ vào bàn phách âm sắc phát ra nhòa, bẹt và hơi đục. Lúc dùng tay ba gõ vào bàn phách âm sắc sẽ trong, gọn và dòn. Hình thức dùi tròn được xem như là dương vật (linga theo truyền thống Ấn Độ), dùi chẻ hai được xem như là âm vật (yoni). Nhờ vậy, khi nghe 2 tiếng phách thính giả nhận thấy rằng có một tiếng trong và một tiếng đục, một tiếng mạnh và một tiếng nhẹ, một tiếng cao và một tiếng thấp, một tiếng dương và một tiếng âm. Tiếng phách ca trù Việt Nam rất độc đáo và trong âm nhạc thế giới không có nước nào khác có cách gõ như thế.[2]

Riêng phách bản của Trung Quốc, 2 lá phách được nối với nhau bởi sợi dây. Phách bản thường làm từ gỗ trắc hay gỗ cẩm lai. Nó chuyên dùng trong Kinh kịch hay côn khúc.